Cây Hương Nhu: Dược liệu vô cùng hữu ích không phải ai cũng biết

Cây hương nhu
Đánh giá post

Theo y học cổ truyền Việt Nam hiện nay có rất nhiều phương thuốc chữa bệnh, giúp người bệnh có thể dễ dàng qua khỏi mà chỉ cần những nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên đó là các loại thảo dược. Một trong số những thảo dược hữu ích đó chính là lá cây hương nhu.

Rất nhiều người đã có thắc mắc rằng hương nhu là cây gì? Hương nhu có tác dụng gì?  hương nhu còn gọi là lá gì? Tắm cho trẻ sơ sinh có tốt không?… Vậy sau đây, https://www.templeclub.com.vn/ sẽ giải đáp những thắc mắc đó.

Hương nhu là cây gì?

Hương nhu là một loài cây thân thảo phân bố khá phổ biến trên mọi miền của Việt Nam. Theo nghiên cứu của các nhà Dược liệu học, cây Hương nhu đã được phát hiện ở nhiều nơi từ đồng bằng cho đến các vùng miền núi. 

Trong dân gian, cây Hương nhu còn được gọi là cây é. Đây là một loài cây thân thảo, sống nhiều năm, có chiều cao trung bình từ 1 đến 2 mét. Thân cây hình vuông, có lông nhiều xung quanh thân. Khi cây non, thân cây có màu xanh nhạt, càng về già thân cây càng chuyển màu nâu đậm. 

Rất nhiều người vì đặc điểm của cây hương nhucây húng quế giống nhau nên lầm tưởng 2 loại cây này là một. Nhưng không, đây là hai loại cây hoàn toàn khác nhau.

Theo Y học cổ truyền, Hương nhu là một vị thuốc có tính hơi ấm, vị cay và được quy kinh vào các kinh là phế, tỳ và vị. Hương nhu cũng là một loại thảo dược được sử dụng rất rộng rãi trong dân gian từ xưa đến nay. 

Cây hương nhu
Cây hương nhu là cây thân thảo, rất phổ biến tại Việt Nam

Thành phần hóa học chính có trong cây Hương nhu là tinh dầu thơm, trong đó, Eugenol là tinh dầu chiếm chủ yếu. Phần trăm tinh dầu nói chung và Eugenol nói riêng trong mỗi loài khác nhau cũng có sự khác nhau. Ngoài tinh dầu, có nhiều báo cáo đã chứng minh, trong Hương nhu còn có các thành phần khác như sesquiterpen.

Các loại hương nhu 

Hương nhu là một loài thực vật thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), có tên khoa học là Ocimum gratissmum Linn. Lamiaceae. 

Về đặc điểm thực vật, Hương nhu là một thảo dược thân thảo, sống nhiều năm. Thân cây hình vuông, hóa gỗ phần gần gốc cây. Thân cây có mọc nhiều lông ở các cạnh. Lúc cây non thì thân cây màu xanh nhạt, các cạnh ở cây non màu nâu nhạt, trong khi đó càng về già, thân cây càng chuyển màu nâu đậm hơn. 

Lá cây Hương nhu mọc theo kiểu đối hình chữ thập, cây có cuống lá dài, phiến lá thuôn dài hình mũi mác, mép lá có nhiều răng cưa. Hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trên của lá có màu xanh thẫm còn mặt dưới có màu xanh nhạt hơn. Trên cả 2 mặt lá đều có nhiều lông. 

Cây hương nhu
Cây hương nhu có 2 loại là hương nhu tía và hương nhu trắng

Cây Hương nhu có hoa nhỏ, mọc ở nách lá, mọc co lại thành cụm hình xim dạng đơn. Chùm đơn hoa hương nhu được tạo từ các vòng hoa, mỗi vòng lại có khoảng 6 đến 8 hoa xếp lại. Hoa không đều nhau, hoa có tràng được chia làm 2 môi. Nhị 4 trồi ra bên ngoài bao hoa. Quả bế tư, được bao  bởi dài có sẵn. Mùa ra hoa quả của cây vào mùa hè, thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Toàn cây hương nhu có chứa tinh dầu nên có mùi thơm ở tất cả các bộ phận khác nhau của cây. 

Dựa vào màu sắc của cây Hương nhu mà người ta phân chia thành hai nhóm khác nhau, đó là Hương nhu tíahương nhu trắng

Cây hương nhu tía

Cây Hương nhu tía là loại cây được trồng phổ biến trong vườn của các gia đình ở Việt Nam vừa dùng để làm thuốc vừa dùng để làm gia vị. Cây Hương nhu tía còn có tên gọi khác là cây é tía hay cây é tía hoặc é rừng. 

Tên khoa học: Ocimum tenuiflorum L, thuộc họ Lamiaceae. 

Cây hương nhu
Hình ảnh cây hương nhu tía

Đặc điểm thực vật: Hương nhu tía là một loài thân cỏ, sống hàng năm hoặc nhiều năm. Toàn thân cây có chứa tinh dầu nên có mùi thơm. Thân cây mọc thẳng đứng, chiều cao của cây từ 0.5 đến 1 mét, xung quanh thân cây có mọc nhiều lông. Thân cây có đặc điểm đặc trưng của họ Hoa môi là có thiết diện vuông và hơi lõm vào ở các cạnh.

Thân màu nâu và dần hóa gỗ ở phần gần gốc. Lá đơn, mọc chéo hình chữ thập, phiến lá hình bầu dục, mép lá có nhiều răng cưa. Lá có màu xanh tía đậm ở mặt trên, mặt dưới lá có màu xanh tía nhạt hoặc xanh nhạt. Hai mặt của lá đều có nhiều lông, Cuống lá dài,nổi rõ, gân lá hình lông chim, màu xanh đậm.

Hoa mọc thành cụm hình xim co, màu tía hoặc xanh tía. Hoa mẫu 5, nhỏ, lưỡng tính, hoa không đều. Cánh hoa 5, không đều, màu tía nhạt chia làm 2 môi. Nhị hoa 4 kiểu 2 trội. Quả bế 4, dài hơn 1mm, màu nâu, hình trứng và nhìn khô xác. 

Cây Hương nhu tía là loại cây thân thảo, ưa sống dưới ánh sáng hoặc bóng râm. Đây cũng là một loại cây dễ dàng thích nghi, việc nhân giống cũng được thực hiện khá đơn giản. Trong các gia đình ở nước ta, người ta thường lấy hạt từ quả của cây và đem gieo trồng trong đất xốp ẩm.

Cây hương nhu
Cây hương nhu tía có thân màu tím

Chính vì vậy, cây Hương nhu được thấy rất phổ biến ở Việt Nam, từ các vùng đồng bằng đến vùng miền núi cao. Ngoài ra, theo báo cáo nghiên cứu, các nhà Thực vật học còn tìm thấy mẫu cây Hương nhu tía ở các nơi khác trên thế giới như Campuchia, Ấn Độ, phía Nam Trung Quốc…..

Cây hương nhu trắng

Một loại Hương nhu khác được phân biệt với Hương nhu tía dựa vào cụm hoa là cây Hương nhu trắng. Hương nhu trắng hay còn có tên gọi khác là cây É lá lớn hoặc cây É trắng.

Tên khoa học: Ocimum gratissium L. Họ Hoa môi (Lamiaceae).

Đặc điểm thực vật: Cây Hương nhu trắng có thân thảo, chiều cao thường cao hơn loại Hương nhu tía, cao từ 1,2m đến 1,5m. Thân cây hình vuông, phần thân gần gốc cây bị hóa gỗ. Lá cây mọc đối nhau theo hình chữ thập, cuống lá dài từ 5 đến 7 cm. Toàn thân cây có mọc nhiều lông màu xanh nhạt. Trên thân cây có các đường màu trắng xanh dài theo chiều của thân cây.

Cụm hoa là chùm xim, dài khoảng 20cm, bó ở đầu cành. Hoa nhỏ, mẫu 5, hoa lưỡng tính và không đều nhau. Hoa có màu xanh nhạt hơi trắng và có nhiều lông. Cánh hoa màu trắng xanh, ngoài rìa cánh hoa có màu hơi tía nhạt. Mặt các cánh hoa có nhiều lông màu trắng xanh. Nhị hoa 4, thò ra ngoài. Quả bế tư, màu nâu, được bao bọc bởi lá đài tồn tại. 

Cây hương nhu
Hình ảnh cây hương nhu trắng

Về thành phần hóa học, cả 2 loại Hương nhu trắng và Hương nhu tía đều có thành phần chính là tinh dầu thơm, tuy nhiên, theo kết quả đã được thẩm định và báo cáo, Hương nhu trắng có chứa hàm lượng tinh dầu Eugenol cao hơn Hương nhu tía. 

Tác dụng của cây hương nhu

Cây Hương nhu là một loài thảo dược được sử dụng phổ biến trong dân gian với nhiều công dụng khác nhau như làm gia vị hay làm thuốc chữa các bệnh và các chứng khác nhau. Trong các tác dụng nổi bật của Hương nhu, cần phải kể đến các tác dụng phổ biến như dưới đây:

Hương nhu được sử dụng như một loại dược phẩm để điều trị các chứng hôi miệng: 

Do trong cây Hương nhu có nhiều tinh dầu thơm và có đặc tính kháng khuẩn tốt nên nước sắc cây Hương nhu được sử dụng cho các trường hợp bị hôi miệng đến từ các nguyên nhân như vệ sinh răng miệng không đúng cách. 

Cây hương nhu
Cây hương nhu có khả năng trị hôi miệng

Trong các bài thuốc chữa hôi miệng có hướng dẫn người dùng sử dụng khoảng 10 gam Hương nhu nấu cùng 200ml nước để thành nước súc Hương nhu. Dùng nước này để súc miệng hoặc ngậm hàng ngày, mỗi lần ngậm khoảng 5 phút. Sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần thì sẽ đạt được hiệu quả tối đa và có được hơi thở thơm mát, sảng khoái. 

Hương nhu có tác dụng kháng khuẩn. Tác dụng này có được là do thành phần tinh dầu và các chất có trong cây hương nhu có tác dụng từ đối kháng đến diệt trừ các vi khuẩn như thương hàn, bạch hầu, lỵ, phế viêm….

Nước sắc Hương nhu được chứng minh có hiệu quả tốt trong việc chống cảm lạnh và chữa các chứng cảm lạnh. Trong dân gian đã lưu truyền bài thuốc chữa cảm lạnh rất hiệu quả, mà thành phần chính trong bài thuốc có Hương nhu: lấy cây Hương nhu tía sao vàng cùng đậu trắng với tỉ lệ 5: 2, sau đó trộn với gừng với tỉ lệ ngang với đậu trắng rồi đem đi sắc lấy nước. Nước sắc dùng để giải cảm có hiệu quả rất tốt. 

Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt. Dùng Hương nhu riêng lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để có tác dụng hạ sốt, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể một cách có hiệu quả nhất. Trong dân gian, để hạ sốt nhanh chóng, người ta thường lấy một nắm lá và cành non Hương nhu, đem giã nát, vắt lấy nước uống và bã thì dùng để đắp lên trán. Bài thuốc này có hiệu quả khi áp dụng cho các trường hợp bị sốt cao.

Cây hương nhu
Cây hương nhu giúp trẻ mọc tóc nhanh chóng

Hương nhu là một thành phần trong bài thuốc dùng để chữa cảm nắng và tiêu chảy: Hương nhu sau khi đã được rửa sạch, phơi khô, được lấy một phần vừa đủ, nấu cùng với mộc qua và tía tô phơi khô theo tỉ lệ 12: 9: 9. Nước sắc được dùng để uống cả ngày. Thực hiện đều đặn sẽ nhận thấy hiệu quả từng ngày. 

Hương nhu còn là một vị thuốc dùng để điều trị các triệu chứng tiểu ra máu, phù thũng. Bài thuốc chữa bệnh này bao gồm sự kết hợp của Hương nhu, rễ cỏ tranh (bạch mao căn), cây ích mẫu. Các nguyên liệu được rửa sạch, phơi khô và đem đun lấy nước sắc để dùng. Dùng liên tục trong ít nhất 10 ngày sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt. 

Ngoài ra, do trong cây có thành phần chính là các tinh dầu thơm với hàm lượng khá cao, nên Hương nhu còn được dùng để nấu nước và tắm rửa để đem lại cho cơ thể mùi thơm và sạch sẽ. Sử dụng cây tươi sẽ có tác dụng tốt hơn là cây đã phơi khô. Vì khi được sấy khô, đặc biệt là để phơi khô dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, hàm lượng tinh dầu trong cây sẽ bị giảm đáng kể. 

Cây hương nhu chữa những bệnh gì? 

Cây hương nhu
Cây hương nhu chữa bệnh gì?

Thành phần chính có trong cây Hương nhu là tinh dầu chính là phần mang lại các công dụng chữa bệnh cho thảo dược này. Trong đó phải kể đến các công dụng chính là trị các bệnh dưới đây: 

  • Cảm lạnh, tiêu chảy. Hương nhu chứa nhiều tinh dầu nên có tính ấm, được ứng dụng để làm ấm cơ thể. Thường sử dụng nước sắc để xông hơi hoặc tắm để giải cảm, làm thông thoáng các lỗ chân lông, giúp cơ thể sảng khoái, thoải mái…
  • Cảm nắng, sốt, đau đầu, nhức đầu. Với những triệu chứng thông thường như này thì bạn cũng có thể sử dụng hương nhu để chữa trị được. Bạn chỉ cần lấy một chút lá hòa vào với nước rồi đun với lửa nhỏ trong một thời gian ngắn để uống mỗi ngày thì tình trạng sốt, đau đầu của bạn sẽ được thuyên giảm.
Cây hương nhu
Sử dụng lá cây hương nhu có thể giảm sốt
  • Chứng hôi miệng có thể gây ra rất nhiều phiền phức khi giao tiếp. Bạn không cần phải lo về vấn đề này nữa nếu súc miệng bằng nước sắc Hương nhu thường xuyên, điều này sẽ mang lại cho người tiêu dùng hơi thở thơm mát, tinh thần thoải mái.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em. Các thành phần trong cây có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn đường hô hấp.
  • Đặc biệt với chứng rụng tóc là công dụng hữu hiệu nhất, hiệu quả nhất của các hoạt chất có trong cây hương nhu. Bạn có thể dùng riêng Hương nhu hoặc có thể kết hợp với một số loại thảo dược khác để ngăn ngừa rụng tóc, giảm gàu và làm thông thoáng da đầu….
  • Chậm mọc tóc ở trẻ nhỏ. Gội đầu cho trẻ bằng nước đun Hương nhu đã pha ấm để kích thích mọc tóc đối với các trường hợp tóc mọc thưa….

Khi sử dụng nước sắc Hương nhu cần chú ý nên để nguội rồi mới uống, vì các tinh dầu có tác dụng kích thích mạnh, khi uống nóng sẽ gây nôn. 

Cây hương nhu
Cây hương nhu có khả năng điều trị rụng tóc

Cây hương nhu gội đầu

Ngày nay, cùng với sự phát triển toàn cầu, các sản phẩm chăm sóc tóc và da đầu cũng được đầu tư và phát triển ngày một hiện đại hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng các sản phẩm công nghiệp sản xuất quá thường xuyên và lâu dài, người sử dụng, đặc biệt là người có da đầu nhạy cảm, có thể xuất hiện các biểu hiện xấu trên da đầu như ra gàu, ngứa, thậm chí có nấm….

Chính vì vậy mà hiện nay người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng các nguyên liệu tự nhiên để giảm thiểu các biểu hiện xấu trên da đầu, đặc biệt các thảo dược, cây cỏ tự nhiên đang được đầu tư và phát triển trong tiêu dùng. Cây Hương nhu là một trong số các thảo dược được khai thác để sử dụng làm sạch đầu và tóc rất phổ biến hiện nay.

Hương nhu được sử dụng để gội đầu vì trong cây có thành phần chính là các tinh dầu thơm, tinh dầu này có tác dụng kích thích các lỗ chân lông ở da đầu tiết mồ hôi và làm thông thoáng da đầu. Ngoài ra, tinh dầu có mùi thơm làm cơ thể sảng khoái, làm nhẹ đầu, giảm các chứng đau đầu. Đặc biệt, dùng Hương nhu để gội đầu còn giúp ngăn ngừa chứng rụng tóc, giúp lưu thông khí huyết dưới da đầu, giúp kích thích mọc tóc…

Cây hương nhu
hương nhu có thể dùng làm dầu gội nếu làm tinh dầu

Theo kinh nghiệm được lưu truyền trong dân gian, và ngày nay vẫn còn được sử dụng rất phổ biến trong đời sống, dùng Hương nhu để gội đầu được thực hiện rất đơn giản như sau: 

  • Bước 1: Cây Hương nhu thu hái về rửa sạch, bỏ rễ và lấy tất cả phần phía trên mặt đất của cây.
  • Bước 2: Cho nước vừa đủ vào nồi chứa cây đã được làm sạch và đun sôi khoảng 5 phút.
  • Bước 3: Nước nấu được lấy ra để nguội và gội đầu. Có thể dùng nước nóng mới nấu và pha với nước lã để cho vừa ấm rồi gội đầu. 

Chú ý khi gội đầu với nước sắc Hương nhu nên xoa nhẹ nhàng tóc và mát xa da đầu để đem lại hiệu quả tối đa. Sau đó có thể gội lại bằng nước sạch. Thường xuyên gội đầu bằng nước sắc, khoảng 3-4 lần/ tuần để phát huy được tác dụng tốt nhất. 

Ngoài việc sử dụng một mình Hương nhu để nấu nước gội đầu, người ta còn kết hợp với các loại thảo dược khác để tạo được mùi hương và hiệu quả khác nhau. Ví dụ như kết hợp Hương nhu, vỏ bưởi và cây sả hay sự kết hợp giữa hương nhu và bồ kết….Khi sử dụng Hương nhu kết hợp với bồ kết thì chú ý nên nướng cho thơm bồ kết trước rồi cho vào nồi nước đun, sau đó mới cho Hương nhu và các loại thảo dược khác để tránh làm mất quá nhiều tinh dầu trong quá trình đun nước. 

Khi gội đầu với nước nấu, không nên có các động tác quá mạnh làm tổn thương da đầu, vì khi đó sẽ làm cho đầu có nhiều gàu hơn. 

Cây hương nhu
Cây hương nhu sử dụng chế biến làm dầu gội

Nếu tóc bị hư tổn nặng, ví dụ quá xơ do tác động của uốn, ép, nhuộm hóa chất nhiều lần thì cần phải có biện pháp khắc phục một phần hư tổn trước khi sử dụng Hương nhu để có thể có hiệu quả hồi phục tóc tốt nhất. Hấp phục hồi tóc hư tổn cũng là một cách khắc phục thường được tiến hành.

Nước Hương nhu và các loại thảo dược khác dùng để gội đầu thì không được tự ý uống, trừ khi có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Người bị ra nhiều mồ hôi thì không nên dùng nước uống Hương nhu hoặc xông hơi vì có thể gây tình trạng mất nước cho cơ thể, điều này rất nguy hại cho sức khỏe người sử dụng.

Khi gội đầu bằng nước Hương nhu, cần chọn thời điểm trong ngày hợp lý. Nên chọn thời điểm ấm trong ngày, tránh gội đầu vào sáng sớm hay tối muộn, vì có thể gây nhiễm lạnh ngược lại, do làm toát nhiều mồ hôi. 

Sơ chế hương nhu

Cây hương nhu
Sơ chế lá hương nhu một cách đơn giản

Theo kinh nghiệm dân gian cũng như theo các nghiên cứu hiện đại, thời điểm thu hái thảo dược Hương nhu tốt nhất là vào thời gian ra hoa và có quả của cây, bởi vì đây là thời điểm trong cây có lượng tinh dầu và các hoạt chất với hàm lượng cao nhất. Sau khi thu hái cây Hương nhu, người ta loại bỏ phần ra, và toàn bộ phần thân, lá, hoa, quả hay còn gọi là phần cây phía trên mặt đất đều được thu gom để xử lý và sử dụng với các mục đích khác nhau. 

Sau đây là một số cách để xử lý và bào chế thảo dược Hương nhu được dùng phổ biến hiện nay:

  • Lôi công bào chích luận. Tức là, dược liệu sau khi được thu hái về, đem cắt bỏ rễ, để lại phần phía trên mặt đất và mang đi chặt nhỏ, phơi khô rồi kỵ lửa.
  • Bản thảo cương mục, tức là, thu hái dược liệu vào thời điểm cây nở hoa phơi âm can để dùng.
  • Dùng tươi. Thu hái dược liệu, rửa sạch, giã và vắt lấy nước để uống.
  • Phương pháp bào chế đông dược. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất, bởi tính tiện lợi và có thể thực hiện dễ dàng: Dược liệu thu hái về được rửa sạch, thái khúc khoảng 2 đến 3cm, rồi đem phơi khô trong bóng râm.
Cây hương nhu
Cây hương nhu có thể hái tại vườn để sơ chế

Sau khi bào chế Hương nhu, sản phẩm phải được bảo quản ở nơi râm mát, tránh bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, tránh nhiệt độ quá cao và tránh môi trường ẩm thấp. 

Tắm lá hương nhu cho trẻ sơ sinh

Như bên trên bài viết cũng đã nói, các dược chất có trong lá hương nhu rất hữu ích đối với việc kích thích mọc tóc và đặc biệt là trẻ em. Chính vì thế mà ở nhiều trẻ em mọc tóc muộn, phụ huynh thường cho bé tắm nước lá hương nhu. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều, giúp tóc trẻ sẽ mọc nhanh hơn.

Tuy nhiên điều này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nếu bạn làm điều này sẽ có nguy cơ cao khiến trẻ bị dị ứng, nổi mẩn. Bởi vì da trẻ em vô cùng nhạy cảm, chỉ cần một chút tác động cũng có thể làm bé dị ứng. Nên bạn phải rất cẩn thận khi tắm cho trẻ bằng loại lá này.

Cây hương nhu
Cây hương nhu có thể lấy lá để tắm cho trẻ

Nếu không may tắm cho trẻ mà phát hiện những nốt mẩn nổi lên thì hãy đi gặp bác sĩ lập tức để điều trị kịp thời, không nên để lâu sẽ ảnh hưởng nhiều đến bé, có thể gây ra những tác dụng không mong muốn gây biến chứng lâu dài.

Cách làm tinh dầu hương nhu tại nhà

Tùy theo điều kiện thực nghiệm và phương pháp tiến hành mà chất lượng tinh dầu hương nhu thu được sẽ khác nhau. Cách mang lại sản phẩm chất lượng nhất là làm theo phương pháp chưng cất. Tất nhiên tại nhà thì không thể chuẩn bị những thiết bị chưng cất hiện đại được mà mình phải tìm những dụng cụ thủ công giúp cho việc chưng cất là dễ nhất.

Cây hương nhu
Làm tinh dầu hương nhu đơn giản tại nhà chỉ trong 3 bước

Những vật liệu mà bạn cần chuẩn bị để làm tinh dầu hương nhu hoàn toàn đơn giản, chỉ là 1 cái xoong có nắp nhọn, hơi nhọn cũng đủ, đá lạnh, một chiếc bát nhỏ bằng xứ và không thể thiếu được đó là lá hương nhu đã được chuẩn bị, xơ chế qua như các bước bên trên đã chia sẻ.

Bước 1: Tất nhiên, việc đầu tiên bạn cần làm là hãy rửa sạch lá rồi để róc nước. Rồi vò nhẹ sao cho lá hơi nát vừa đủ để tinh dầu dễ bay hơi ra ngoài hơn.

Bước 2: Sau khi đã vò lá xong bạn hãy cho vào xoong cùng với một lượng nước vừa đủ ngập lá, không nên quá nhiều sẽ làm giảm hiệu suất của quá trình. Quan trọng là bạn hãy đặt chiếc bát ở ngay dưới phần nhọn của nắp xoong. Điều này rất quan trọng bởi lượng nước ngưng tụ được trên nắp xong sẽ nhỏ xuống chiếc bát, tinh dầu thu được hoàn toàn nằm trong chiếc bát đó.

Cây hương nhu
Đưa đá lên nắp xoong để điều chế tinh dầu hương nhu

Bước 3: Úp ngược chiếc nắp xuống rồi bắt đầu bật lửa rồi để một chút đá lạnh bên trên để nước có thể ngưng tụ nhỏ xuống chiếc bát mà bạn vừa đặt lúc trước. Chú ý nên đun nhỏ lửa và trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Nếu bạn đun đủ lửa và thời gian hợp lý thì chất lượng cũng như số lượng tinh dầu thu được sẽ không phụ công của bạn đâu

Phương pháp trên là phương pháp thủ công, dĩ nhiên sẽ không thể thu được tinh dầu hương nhu tinh chất như các nhà sản xuất thường làm nhưng cũng rất hiệu quả. Bạn nên thử để có thể sở hữu một chai tinh dầu cho chính tay mình làm ra. Chúc bạn thành công.

Xem thêm:

Cách làm tinh dầu khuynh diệp tại nhà

Cây hương nhu mua ở đâu?

Với các công dụng chữa bệnh cũng như làm gia vị tuyệt vời như vậy, Hương nhu là loại cây nên được trồng trong vườn của mỗi gia đình. Để có được giống cây trồng đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng nên tham khảo các trung tâm kinh doanh giống thảo dược uy tín ở địa phương nói riêng cũng như trên toàn quốc nói chung.

Cây hương nhu
Cây hương nhu mua ở đâu?

Ngoài ra, Hương nhu cũng là một loài dễ trồng và dễ ươm giống. Vì vậy người tiêu dùng có thể ươm cây từ các hạt giống đảm bảo chất lượng ở nơi có độ ẩm vừa đủ, sau khi hạt nảy mầm ra cây con thì đem trồng. Hạt giống Hương nhu đảm bảo chất lượng cũng được cung cấp với giá cả hợp lý tại các cơ sở kinh doanh giống cây trồng trên toàn quốc. 

Hơn nữa, với các bạn đọc không có điều kiện trồng và chăm sóc cây Hương nhu, hoặc với các trường hợp cần sử dụng số lượng lớn cũng như muốn dự trữ để sử dụng lâu dài…., các bạn có thể tìm mua sản phẩm Hương nhu khô. Hương nhu khô là sản phẩm từ cây Hương nhu, sau khi được thu hái, bỏ phần rễ, rửa sạch, thái nhỏ và phơi/ sấy khô.

Hương nhu khô được phân phối rộng rãi ở tất cả các đại lý, cơ sở kinh doanh các sản phẩm từ thảo dược trên toàn quốc. Tuy nhiên, để đảm bảo sở hữu được sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giá cả hợp lý, người tiêu dùng nên tham khảo và tìm hiểu cũng như so sánh, đánh giá sản phẩm trên các phương diện khác nhau.

Nguồn tham khảo: https://yte24h.org/tinh-dau-huong-nhu/